CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ DÒNG HỌ MAI THÔN CAO LÃM
anh bia facebook tinh yeu dep buon anh bia facebook tinh yeu dep buon anh bia facebook tinh yeu dep buon
1 2 3

Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012

Lễ hội làng Cao Lãm ngày mồng 10 tháng giêng năm Nhâm Thìn

        Hội làng là một nét văn hóa của người Việt đã có từ lâu, sau những ngày Tết náo nhiệt làng nào cũng có hội. Thường mỗi làng đều có một vị thành hoàng, những vị thần có công trong việc khai hoang, mở đất, đem lại sự bình yên cho xóm làng. Cũng có vị là một vị võ tướng có công đánh đuổi giặc ngoại xâm đem lại sự bình yên cho xóm làng. Cũng có khi thành hoàng là người đem đến cho làng một nghề nhất định (làng nghề).

                                                                                      Mai Quốc Tuấn Trung


Thường đình làng là nơi tổ chức, nơi hội tụ những nét văn hóa, các cụ làng là người tổ chức xây Đình, xây miếu để lại cho con cháu, khi các cụ mất dân làng xây phủ xây đền để thờ. Các hội làng của các vùng miền khác nhau thường sau ba ngày Tết trở ra, nhà nào cũng chuẩn bị mâm cỗ để góp với hội làng.

Tùy theo đặc điểm địa hình của từng làng mà có tín ngưỡng thờ Thành Hoàng, chẳng hạn như nuôi tằm dệt lụa, làng gốm, làng tranh được thể hiện trong các lễ hội xuân hoặc Tết cổ truyền. Có cờ quạt võng lộng, những đám rước quanh làng náo nhiệt, múa rồng, múa lân, cầm cờ, đánh trống. Kiệu được rước từ làng trên xuống xóm dưới. Len vào từng con ngõ, len vào tận mái nhà. Những trò chơi dân gian cũng được mở ra như bóng đá, chọi gà, kéo co, đánh đu, đánh cờ... tế lễ, hát văn ban ngày, diễn tuồng ban đêm.

Ngày nay những luật tục của làng trở thành mối dây gắn kết các thành viên trong cộng đồng và có sức mạnh ghê gớm. Câu thành ngữ "phép vua thua lệ làng" nói lên điều đó......



LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG LÀNG CAO LÃM

MỒNG 10 THÁNG GIÊNG NĂM NHÂM THÌN
Lễ hội làng Cao Lãm mồng 10 tháng giêng năm nay tuy không tổ chức Khánh lễ (quy mô lớn), song theo thông lệ, làng vẫn tổ chức Tế lễ Thần linh và mở hội.

Sau mấy ngày, các công việc chuẩn bị đã hoàn tất. Theo đúng kế hoạch của chương trình lễ hội, 06 giờ 30 phút đội rồng đã đánh trống, đánh chiêng, múa rồng cổ động khắp các đường ngõ xóm trong làng; 08 giờ 00 phút các đội tế nam, tế nữ, rồng, nhạc, kiệu nam nữ, đội binh khí, cờ, hoa..... nhân dân trong làng; Hội đồng hương và những con đang làm việc, sinh sống xa quê hương có về dự lễ hội đã đón nhận lễ của thôn Trần Đăng; 09 giờ 00 phút ông Nguyễn Bá Cường - Phó bí thư chi bộ, Trưởng thôn Cao Lãm, Phó chủ nhiệm HTX thôn, Trưởng ban tổ chức lễ hội đọc lời diễn văn và khai mạc lễ hội.

Lễ hội diễn ra trong bầu không khí trang nghiêm, linh thiêng, tôn kính của tất cả mọi người tham gia dự lễ hội và mọi người đều vui vẻ, phấn khởi, cầu mong Thần ban phước lành cho một năm được mạnh khỏe, học tập và làm ăn có nhiều tiến bộ, thắng lợi mới và ngày càng phát đạt.

Lời diễn văn trong lễ hội được trích:

"Mỗi người trong chúng ta: sinh ra, lớn lên, trưởng thành rồi xây dựng gia thất, dù có vô tâm đến mấy cũng có lúc chợt nghĩ: mình do ai sinh ra, ở đâu? Nơi đó xưa kia và bây giờ thế nào? Nhiều người thời trai trẻ, mải mê xa quê làm ăn; đến lúc có bát ăn bát để hoặc khi về già cũng vẫn tìm về chốn cũ để xem lại nơi ấy, nương tựa vào nơi ấy, mong tri ân phần nào nơi ấy đã ban cho mình.

Làng Khả Lãm xưa – Cao Lãm ngày nay – vốn là một làng Việt cổ được hình thành từ xóm Chài nhỏ bé nằm ẩn khuất giữa một vùng đầm lầy thuộc Phủ Ứng Thiên, huyện Sơn Minh xưa. Trải qua gần một nghìn năm, các thế hệ Tổ Tiên, Ông Cha ta đã kế tiếp nhau lập nghiệp, bao nước mắt mồ hôi và có cả máu xương mới có được thôn Cao Lãm như ngày nay!

Tất cả không phải bỗng dưng mà có!

Ta tôn trọng, nâng niu, yêu quý và tự hào về tất cả những gì mà Tổ Tiên, Ông Cha ta đã để lại cho chúng ta hôm nay.

Thuở ban đầu có 12 dòng họ, nay là 7 họ, đã giao hòa dòng máu, cùng nhau xây dựng cuộc sống, cùng nhau dạy bảo cháu con: biết học hành, biết làm ăn và biết thế nào là điều nhân nghĩa. “Tam tiến sĩ đồng triều” thời Lê Trung hưng và 99 vị khoa bảng đỗ đạt cao đã làm rạng danh cho làng Khả Lãm – đất văn hiến. Ngày nay, các thế hệ con cháu đang nối tiếp Ông Cha; chăm chỉ học – hành – làm ăn nhằm:

                             Khoa danh kế thế - thi lễ truyền gia

Chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn và truyền lại cho đời sau tài sản vô giá ấy!

Nhờ Phúc – Lộc Thần ban, năm 2011 vừa qua, thôn Cao Lãm thân yêu của chúng ta - dù đang sống tại quê hay đi xa - đã có nhiều khởi sắc, hứa hẹn mở đầu cho một thời kỳ mới phát triển rực rỡ hơn nữa.

Hướng về cội nguồn – tri ân Tiên Tổ; theo phong tục cổ truyền, ngày mồng 10 tháng Giêng Nhâm Thìn năm nay, làng ta lại mở hội tế lễ Thần linh, mở đầu cho một năm đầy ắp các sự kiện trọng đại của đất nước; một năm mà làng ta sẽ triển khai nhiều dự án xây dựng và phát triển kinh tế.

 L hội làng năm nay tuy không tổ chức Khánh lễ, song dân làng và những người con sống xa quê từ Xuân Mai, Vân Đình, Hà Nội, T/P HCM và nhiều tỉnh thành khác... đã về dự rất đông; dâng lễ, ngưỡng vọng nơi linh thiêng, tỏ lòng thành kính trước các bậc Tiên Tổ, cầu mong cho sự an lành và giàu có của gia đình mình, của làng xóm mình, của quê hương đất nước mình....."

Một số hình ảnh trong lễ hội:

Đội tế nam, tế nữ, rồng, nhạc, kiệu nam nữ, đội binh khí, cờ, hoa..... nhân dân trong làng; Hội đồng hương và những con đang làm việc, sinh sống xa quê hương về dự lễ hội đã múa rồng, rước kiệu và đón đại biểu của thôn Trần Đăng.







Một số hình ảnh đoàn đại biểu của thôn Trần Đăng về dự lễ hội làng Cao Lãm ngày mồng 10 tháng giêng năm Nhâm Thìn 2012.






 Ông Nguyễn Bá Cường - Phó bí thư chi bộ, Trưởng thôn Cao Lãm, Phó chủ nhiệm HTX thôn, Trưởng ban tổ chức khai mạc lễ hội.


Ông Mai Xuân Chức - Ban tổ chức lễ hội - Đọc diễn văn lễ hội


 Một số hình ảnh Dâng hương - Tế lễ trong ngày lễ hội








 




Một số hình ảnh giao hữu bóng đá giữa 2 đội bóng của thôn Cao Lãm và thôn Thanh Dương trong ngày lễ hội.

 












                                                                                      Bài và ảnh: Mai Quốc Tuấn Trung