CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ DÒNG HỌ MAI THÔN CAO LÃM
anh bia facebook tinh yeu dep buon anh bia facebook tinh yeu dep buon anh bia facebook tinh yeu dep buon
1 2 3

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015

Các nhà khoa bảng họ Mai Cao Lãm

DANH SÁCH CÁC NHÀ KHOA BẢNGHỌ MAI LÀNG CAO LÃM
XÃ CAO THÀNH, HUYỆN ỨNG HÒA, T/P HÀ NỘI
                                           ----------------- O O O ----------------

            Thôn Cao Lãm, xã Cao Thành, huyện Ứng Hòa, T/P Hà Nội xưa có tên là làng Khả Lãm, huyện Sơn Minh, phủ Ứng Thiên; được người đương thời tôn vinh là làng Khoa bảng – bởi lẽ chỉ trong một thời gian khoảng trên một trăm năm (1670 – 1841) dưới triều đại Lê Trung Hưng – làng đã có 99 vị đỗ đạt cao từ Sinh đồ, Tú tài đến Đình nguyên Hoàng giáp Tiến sĩ.


Với một làng quê nhỏ bé, lúc đó dân số chỉ khoảng vài trăm người mà mà có nhiều người đỗ đạt, lại có: “Tam Tiến sĩ đồng triều” (Ba cậu cháu ruột đều đỗ Tiến sĩ (Nguyễn Duy Đôn, Mai Danh Tông, Mai Trọng Tương, đều cùng làm quan một triều) là một chuyện hiếm thấy.  Nếu tính cả Tiến sĩ Trần Di đỗ Tiến sĩ năm 1490, làng Khả Lãm có tổng cộng tròn 100 vị đỗ đạt, làm nên huyền thoại “Làng Khoa bảng, đất Văn hiến”, rạng danh một thời….                  Họ Mai là một trong số 12 giòng họ thời đó (Tộc phả họ Mai 1740) đã góp tên vào danh sách Khoa bảng của làng tới 33 vị (chiếm 30%) lại là một kỳ tích mà ít họ, ít nơi có được.Dưới đây là Danh sách các vị Khoa bảng thuộc họ Mai thôn Cao Lãmthời Lê Trung hưng.
                    
           I.  ĐẠI KHOA:
      1. MAI DANH TÔNG:

                    Sinh năm 1706. Từ nhỏ nổi tiếng thông minh, lại được người cậu ruột cùng làng là Hoàng giáp, Tiến sĩ Nguyễn Duy Đôn – người họ Tây Mguyễn – dạy dỗ nên 26 tuổi, Cụ Tông đỗ Tiến sĩ khoa Tân Hợi (1731).
                   Cụ từng giữ chức Giám sát ngự sử Kinh Bắc, Đốc chấn hai xứ Lạng Sơn, Cao Bằng. Thời gian này Cụ có công dẹp giặc đến quấy phá biên cương. Cuối đời Cụ làm ở Viện Hàn lâm, hiệu đính sách sử, soạn thảo chủ trương chính sách giúp triều đình với chức Hiệu thư tước bá.
                  Đương thời, Cụ là người giỏi văn chương, tham gia nhiều cuộc xướng họa với thi tài trong nước. Tiếc rằng năm tháng loạn lạc, những bài thơ, áng văn hay của Cụ bị thất truyền nhiều. Khi về hưu, Cụ có để lại thơ tặng các quan trong triều. Dưới đây là bài thơ ấy:

                                    LƯU GIẢN ĐỒNG TRIỀU

                               Miệt tuyến vi trường quý dự mao
                             Hạnh liêu khoa giáp xuyết ban tào
                             Ngũ thiêm Hán tước phàn hề bổ
                          Lưỡng đốc Chu hàn thốn mị lao
                             Ưu lão hồng thi như phú ốc
                             Giả niên phồn huống tự dung tào
                             Đắc nhàn thả chủng Hương Sơn lạc
                             Tả hữu hi triều ngưỡng bật cao.

           Dịch:

                         LÀM THƠ GỬI CÁC QUAN ĐỒNG TRIỀU

                               Quần áo lụa là thẹn đấng làm trai
                             May mà dự hàng khoa giáp làm quan
                             Tước Hán (1) năm bậc có bổ ích gì
                             Quan Chu (2) hai bậc chẳng hề khó nhọc
                             Thân già được ban nhiều ân lộc
                             Tuổi lớn vẫn được ơn trên ưu ái
                             Được nhàn hãy du chơi Hương Sơn
                             Triều thịnh trị có nhiều người tài cao giúp rập.

           Chú thích: 
                     (1). Tên triều đại do Lưu Bang sáng lập. Ở đây tác giả ví mình được ban tước
                         như nhà Hán phong cho công thần.
                   (2). Tên triều đại do Vũ Vương sáng lập. Tác giả ví mình làm quan ở thời thịnh
                         trị  như nhà Chu.
          
     2. MAI NGHĨA CHÍNH (Mai Trọng Tương):

                      Tên Cụ lúc đầu là Mai Nghĩa Chính, húy Đặng, sau Cụ đổi tên là Mai Trọng Tương. Cụ sinh vào giờ Tý, ngày mồng một tháng giêng năm Tân Tỵ (1701), niên hiệu Cảnh Hưng thứ 22. Cụ mất ngày mồng 5 tháng 3 năm Tân Tỵ (1761), thọ 61 tuổi. Tên thụy là Hoàng Cương, tên tự là Túy đạo tiên sinh.
                    Tuổi nhỏ Cụ học tại gia, sớm có tiếng là người hay chữ. Lên 18 tuổi, Cụ học người anh là Cụ Mai Danh Tông, tước Lãm Sơn Hầu. Năm 20 tuổi học Người cậu ruột là tiến sĩ Nguyễn Duy Đôn. Năm 23 tuổi, Cụ học Quan Thám họ Vũ. Năm 26 tuổi, khoa Bính Ngọ, niên hiệu Bảo Thái thứ 8, Cụ đỗ Hương cống.
                  Năm 36 tuổi, Cụ thi đỗ Tiến sĩ, khoa Bính Thìn, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736). Bài thi của Cụ ngang với bài thi của Trạng nguyên Trịnh Toại. Nhưng vì Trịnh Toại là cháu chúa Trịnh nên bài thi của Cụ đã bị chữa sai đi một nét của một chữ nên bị giáng xuống Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân. Án văn này còn được khắc trên đôi câu đối treo ở nhà thờ chi 3 họ Mai ở thôn Cao Lãm. Câu đối đó như sau:
-         Tài năng bất nhượng Trịnh Trạng nguyên, văn thủ tín xưng văn nghệ lão.
-         Tể yếu nhung lưu Lê sử quán, phượng lâu trường ngưỡng bút phong caoDịch là:
-         Thi tài đâu có kém Trịnh Trạng nguyên, đứng nhất bảng rồng văn chương lão luyện.
-         Việc lớn còn mải lưu Lê sử quán, ngửa nhìn lâuh phượng ngọn bút vút cao
         
                  Cụ được nhậm chức Hình khoa cấp sự trung. Năm Kỷ Mùi, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 4 (1739) được thăng chức Tư huấn ở Chiêu Văn Quán, giữ chức Giám sát ngự sử đạo Thanh Hoa. Năm Canh Thìn được thăng chức Hiệu úy Hàn lâm viện; sau giữ chức Hiến sát xứ Sơn Tây.
                  
          II.   TRUNG KHOA:

     1. Mai Hữu Khánh:
               19 tuổi thi Hội, đỗ nhất cử khoa Canh Ngọ Chính Hòa 1690, thi Hội 5     
               lần trúng Tam tràng, lại đỗ khoa Hoàng từ, làm Tri huyện Gia Lâm,
               được tặng Hàn lâm Đại học sĩ.
     2. Mai Hoành Vỹ:
               20 tuổi đỗ khoa Nhâm Ngọ Chính Hòa 1702. Thi Hội 5 lần trúng Tam          
               tràng Làm Tri phủ Quảng Oai.
3.  Mai Qúy Xưởng: (tức Trọng Kỳ)
              Đỗ khoa Tân Mão Vĩnh Thịnh 1711, thi Hội 4 lần trúng Tam tràng, làm
              Tri huyện Kim Thành.
     4. Mai Danh Huy:
             24 tuổi đỗ khoa Đinh Dậu Vĩnh Thịnh 1717, thi Hội 1 lần trúng Tam
             tràng Làm huấn đạo Khoái Châu.
5.  Mai Hoành Khải:
            24 tuổi đỗ khoa Bính Ngọ Bảo Thái 1726. Thi hội 1 lần trúng Tam tràng,
            làm Tri huyện Vũ Tiên.
6.  Mai Trọng Lan: (Mai Lùng)
           26 tuổi đỗ khoa Kỷ Dậu Vĩnh Khánh 1729. Thi Hội 2 lần trúng Tam tràng,
           làm Tri huyện Dương An.
7.  Mai Hoành Nghi:
           20 tuổi đỗ khoa Kỷ Dậu Vĩnh Khánh 1729.
8 Mai Mậu Siêu: (Diệu Thận)
           23 tuổi đỗ khoa Kỷ Dậu Vĩnh Khánh 1729. Thi Hội 1 lần trúng Tam tràng,
            làm Tri phủ Thành Đô.
9 Mai Qúy Đĩnh: (Hoành Vũ)
           26 tuổi đỗ khoa Đinh Mão Cảnh Hưng 1747. Thi hội 1 lần trúng Tam
           tràng làm Tri phủ Vĩnh Khánh.
10. Mai Văn Huyên:
            33 tuổi đỗ khoa Nhâm Ngọ Cảnh Hưng 1752. Làm giảng dụ.
11. Mai Bá Chẩn:
            22 tuổi đõ khoa Mậu Tý Cảnh Hưng 1768. Làm Tri huyện Đông An.
12. Mai Hữu Đường: (Hữu Thường)
            34 tuổi đỗ khoa Mậu Tý Cảnh Hưng 1768. Làm Tri huyện Hưng Thuận.
13. Mai Đột: (Danh Đột)
            26 tuổi đỗ khoa Qúy Mão Cảnh Hưng 1783. Thi Hội 1 lần trúng Tam làm
            Tri huyện Gia Lâm. 
14. Mai Cảnh: (Danh Cảnh)
            25 tuổi đỗ khoa Qúy Mão Cảnh Hưng 1783. Làm Tổng giáo Nguyễn triều.
15.  Mai Danh Tựu:
            Đỗ khoa Kỷ Dậu Quang Trung 1789. Làm Tri huyện Thanh An. 

          III. TIỂU KHOA: (đỗ Sinh đồ, Tú tài)

     1.    Mai Hữu Dụng    (không rõ năm đỗ)
2.     Mai Hữu Chuyên (không rõ năm đỗ)
3.     Mai Doãn Thành:   đỗ khoa Kỷ Mão Chính Hòa 1699
4.     Mai Danh Lập:       đỗ khoa Mậu Ngọ Vĩnh Hựu 1738.
5.     Mai Ngọc Phác:      đỗ khoa Bính Tý Cảnh Hưng 1756.
6.     Mai Hoành Sỹ:       đỗ khoa Kỷ Mão Cảnh hưng 1759
7.     Mai Trọng Bao:      đỗ khoa Kỷ Mão Cảnh Hưng 1759
8.     Mai Danh Đàm:     đỗ khoa Nhâm Ngọ Cảnh Hưng 1762.
9.     Mai Mậu Kiên:       đỗ khoa Ất Dậu Cảnh Hưng 1765.
10.   Mai Trọng Đào:     đỗ khoa Mậu Tý Cảnh Hưng 1768.
     11.   Mai Danh Thiệu:   đỗ khoa Mậu Tý Cảnh Hưng 1768.
     12   Mai Đỗ Quân:        đỗ khoa Giáp Ngọ Cảnh Hưng 1774.
     13.  Mai Bạch Tích:      đỗ khoa Giáp Ngọ Cảnh Hưng 1774.
     14.    Mai Đình Cự:        đỗ khoa Giáp Ngọ Cảnh Hưng 1774.
     15.    Mai Danh Ngôi:     đỗ khoa Giáp Ngọ Cảnh Hưng 1774.
     16.   Mai Hữu Thưởng: đỗ năm Qúy Mão Cảnh Hưng 1783.

                       TỔNG SỐ: là 33 vị. Trong đó: Đại khoa 2 vị. Trung khoa: 15 vị.
                                          Tiểu khoa: 16 vị

                                                                                MAI XUÂN CHỨC khảo dịch
     
      CHÚ THÍCH:
             Danh sách khoa bảng họ Mai (nội hương) làng Cao Lãm trên đây là căn cứ vào:               
          “Danh sách khoa bảng làng Khả Lãm” viết thời Tự Đức thứ 35 – ngày 28 tháng 2
            và đã được in  trong cuốn “Khả Lãm – Làng khoa bảng” của tác giả năm 2003.