CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ DÒNG HỌ MAI THÔN CAO LÃM
anh bia facebook tinh yeu dep buon anh bia facebook tinh yeu dep buon anh bia facebook tinh yeu dep buon
1 2 3

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

Phả hệ họ Mai Việt Nam


Chữ cổ
 HỌ MAI VIỆT NAM
03/07/2011 — homaivietnam
1. Họ Mai là họ “nội sinh
        
Họ Mai Việt Nam là một trong các họ có sớm nhất trong Trăm họ nước Việt, từ đời Hùng Duệ vương(TK-III-TCN), trước khi nhà Hán sang đô hộ, trước khi hình thành nhà Trần, có Thượng thuỷ tổ là Mai Yển tự An Tiêm, trên đất tổ Nga Sơn.
         Ngay chữ Mai của ta khác với chữ Mai của Trung Hoa, tổ tiên ta đã muốn khẳng định sự khác biệt về nguồn gốc rồi, muốn cho
con cháu biết họ Mai ViệtNam hình thành và phát triển trên mảnh đất ViệtNam.

        Trong ban thờ Trăm họ Việt Nam tại Lạc cảnh Đại Nam Văn hiến ở Bình Dương có tổng kết ở Việt nam có 1060 họ, họ Mai đứng thứ 575. Thứ tự đó là xếp theo vần abc… hiện tại, thực ra từ khi mẹ Âu Cơ sinh ra Trăm trứng (Bách tính) thì họ Mai cũng được xếp hạng trong con số 100.

2. Mai An Tiêm đại diện cho văn hóa họ Mai
Mai An Tiêm là tổ của họ Mai, là người đã khai phá ra đất Nga Sơn ngày nay. Nét đẹp của Mai An Tiêm rất hiếm thấy ở nhiều nhân vật văn hóa khác. 
Trước hết là ở ý thức về bản thân mình: tin tưởng về khả năng của mình có thể tự tạo dựng nên cuộc sống, tinh thần tự lập, cần cù lao động, sống tự cung tự cấp.                 
Mai An Tiêm còn có công khai phá ra được một vùng quê mới, vùng đất ấy là một đảo hoang.
Quá trình làm cho miền sương cát mù khơi này biến thành xóm làng trù phú xanh tươi là một quá trình khai phá, chống mặn chống phèn vô cùng gian khổ.
Đặc biệt là vợ chồng An Tiêm đã tạo nên được sự giao lưu thông thương trên biển cả. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, chỉ có hai câu chuyện cho ta một số tín hiệu về việc đổi chác hàng hóa, thông thương bằng con đường biển, đó là chuyện vợ chồng Chử Đồng Tử và vợ chồng Mai An Tiêm. Rõ ràng hai cặp vợ chồng này đã là những anh hùng văn hóa sớm nhất của đất nước ta trong lĩnh vực này, họ là biểu tượng đẹp đẽ và đầy ý nghĩa. Trong đó vợ chồng Chử Đồng Tử còn có sự trợ giúp của Phật và Tiên, còn vợ chồng Mai An Tiêm thì chỉ có bàn tay khối óc của mình.
Qua truyện “sự tích Dưa Hấu” có thể rút ra những đặc điểm văn hoá họ Mai:
– Tự tin về khả năng của mình có thể tự tạo nên cuộc sống, không cầu cạnh dựa bóng một ai mặc dù là Phò mã. 
– Tự tin rằng mọi của cải của ta là do bản thân ta tạo dựng, đó mới là của cải bền vững và không phải lo giả nợ ai.
– Sống trung thực không bè phái và chống lại những quan tham và những  kẻ cơ hội xu nịnh.
Việc Mai An Tiêm bị đi đày là do vu cáo của bọn nịnh thần. Câu “Của biếu là của lo, của cho là của nợ” của Mai An Tiêm để nhắc mọi người rằng của cải do lao động tạo ra mới là bền vững. Chúng đặt ra câu “Của cải này là vật tiền thân của ta, ta không từng trông nhờ vào ơn chúa” để làm hại trung thần mà thôi.          
– Sẵn sàng cống hiến cho việc khai sơn phá thạch mở mang bờ cõi, xây dựng non sông đất nước.
Trước đây nhiều họ vẫn truyền tụng rằng “Văn+Mộc=Mai”, một số người lại bảo là “Mộc + Mỗi”, chữ Mai (hoa) là của họ Mai người Trung Hoa.
Thực tế trong gia phả cũng như trong các bức chữ lớn của nhà thờ họ Mai hiện nay, sử dụng chữ Mai như hình vẽ: bên phải là bộ “rìu”(theo trực quan của chúng tôi, đây là rìu Việt), bên trái là bộ mộc.
Là con cháu họ Mai, chúng tôi thấy chữ Mai đang dùng trong các nhà thờ họ chứa đựng những nội dung văn hóa cao đẹp của gia tộc:Rìu là công cụ lao động thiết yếu ngày xưa, nó giúp con người có thể tồn tại được trong khu rừng hoang. Nhờ có chiếc rìu, con người mới tạo ra “bùi nhùi” để nhóm được lửa, làm được nhà, tạo ra cung tên để săn bắt, xua đuổi được thú dữ, chống lại kẻ thù, chế ra thuyền bè… Chiếc rìu đã đồng hành cùng tổ tiên ta trong cuộc sống, nó tượng trưng cho sự khai phá. Ở đây chính là cuộc chinh phục thế giới tự nhiên của con người, trong cuộc đấu tranh sinh tồn ấy, con người đã chiến thắng, không những sống sót mà còn trở nên mạnh mẽ hơn, khỏe khoắn hơn, kiên cường hơn, hiểu biết hơn. Chiếc rìu lúc này còn tượng trưng cho sức mạnh và lòng quả cảm luôn tồn tại trong bản thân con người. Bình thường, nó có thể bị ẩn đi, nhưng khi gặp thời điểm cần thiết, nhất định nó sẽ bùng phát và trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Cái rìu vì thế luôn là cảm hứng và là đề tài cho các chuyện cổ tích và tiểu thuyết.
Thượng thủy tổ Mai An Tiêm ra đảo hoang, hay các vị tiên hiền khác của họ Mai tại các làng xã mới khai phá, chắc chắn đã đều sử dụng rìu. Từ ý nghĩa này phần nào giúp người đọc cảm nhận được sắc thái văn hóa gia tộc. Đó là sự kiên cường khai sơn phá thạch, dời non lấp biển, tự lực tự cường, tin tưởng nơi bản thân, dũng cảm trước kẻ thù… Cái rìu ở đây có tay người cầm nắm và điều khiển, vì thế nó mang tính khai phá, hành động.

 Cảm ơn tổ tiên đã chọn cho họ Mai Việt Nam một chữ riêng để khẳng định tính nội sinh, xác định nguồn gốc của họ Mai ViệtNam  và hàm chứa bản sắc văn hóa gia tộc truyền lại muôn đời cho con cháu.

3. Trường hợp tự nguyện mang họ Mai, đổi từ họ khác sang họ Mai hoặc họ Mai sang họ khác
Một số dân cư, khi nhập cư vào vùng đất Mai An Tiêm khai phá đã tự nguyện nhận là người họ Mai.
Thời Trần, khi quân Nguyên vào cướp nước ta, trong số vương hầu quan lại có người đến doanh trại giặc xin hàng. Năm 1289, khi giặc thua, triều đình xử tội đi đày hoặc tử hình, tịch thu điền sản sung công, tước bỏ quốc tính những người đầu hàng giặc và bắt đổi sang họ Mai: Trần Lộng là con của Tĩnh quốc công thì bắt đổi làm Mai Lộng, người khác cứ theo lệ ấy mà đổi (Theo tờ 58a, Đại Việt sử ký toàn thư).    
Năm 1395, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần và giết Trung thần Phủ quân ty Trần Nguyên Uyên, tước bỏ họ Trần bắt đổi sang họ Mai, đó là theo lệ cũ: “người tôn thất có tội nặng bị tước quốc tính và đổi sang họ Mai”.
Cũng có thể có người nào đó trong tôn thất, muốn yên thân cũng tạm đổi họ.
Có vài trường hợp đổi họ Mai sang họ khác như ông Mai Trọng Tánh tham gia hoạt đông cách mạng từ trước năm 1945, tránh liên lụy cho gia đình và họ hàng ông đã đổi tên là Phan Công Chánh, khi sinh con cứ theo căn cước mà làm khai sinh, cứ vậy con cháu ông hiện nay ở Biên Hòa vẫn mang họ Phan nhưng gốc là họ Mai. Người họ Mai làm con nuôi họ khác như ông Mai Trọng Kỳ đổi thành Bùi Nuôi hoặc ông Phạm Xuân Nho sau này đổi lại họ Mai. Còn có nghi vấn họ Nguyễn của cựu thủ tướng Nguyễn Côn là gốc họ Mai… Một số trường hợp, trai họ Mai lấy gái họ Trần hoặc có chút tri ân kỷ niệm gì đó mà khi sinh con đặt tên Mai Trần…., không nên vì thế mà coi là gốc từ họ Trần chuyển sang.
Ý thức cội nguồn rất sâu đậm trong truyền thống người Việt. Đạo hiếu không cho phép ai bỏ tổ tiên, trường hợp có sự đổi họ thì cũng chỉ một đời là con cháu lại trở về họ cũ, không có ai chịu đổi mãi; đến như được vua ban họ là vinh dự lắm nhưng không ai chịu bỏ họ của tổ tiên mình, người xưa xem một trong bốn điều bất hiếu là vong tộc. Dã Lan Nguyễn Đức Dụ đã viết:
“Nôm na xin có mấy lời
Nhắn ai nòi Việt ngàn đời đừng quên.
Chữ rằng Mộc bản,Thủy nguyên,
Làm người quên gốc sao nên thân người”.
Sau khi chiến thắng quân Minh, Lê Thái Tổ thường lấy Quốc tính (họ nhà vua) ban cho các khai quốc công thần và công thần, lúc mới đầu thấy vinh dự, sau nhiều người thấy không ổn. Năm Quang Thuận 1464, Thượng thư Bộ Lễ Phạm Công Nghị tâu rằng: “Ban họ là phương sách chế ngự hào kiệt mà thôi. Nhưng nguồn vừa khơi mà dòng đã thành vẩn đục…, người làm tôi mà cùng họ với vua là bất kính, người làm con mà quên mất họ gốc của mình là bất hiếu. Làm sao có kẻ bất kính, bất hiếu mà làm nên việc được? Nên sửa bỏ lệ ấy đi để cho tông phái nhà vua được phân minh, cội nguồn các họ được rõ ràng”.

4. Nguồn gốc các họ Mai miền Nam Việt Nam
Các chi họ Mai ở các tỉnh miền Nam hầu hết đều có nguồn gốc từ các tỉnh miền Bắc hoặc Bắc Trung Bộ, việc di cư vào phía nam của các chi họ này đều gắn với các cuộc di cư lớn của dân tộc từ Bắc vào Nam trong lịch sử.
Các đợt di cư lớn theo thời gian như sau:
Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV:
Năm 1069, sau thắng lợi của vua Lý Thánh Tông với quân Chiêm Thành. Tiếp đó vua Lý Nhân Tông chiêu mộ dân Thanh – Nghệ vào khai hoang lập ấp và sống theo từng họ ở mỗi vùng và lấy tên họ đặt tên làng, như ở Quảng Trị có Mai Xá Thượng, Mai Xá Hạ…
Năm 1306, Chế Mân xin dâng nạp Châu Ô và Châu Lý làm lễ cưới Công chúa Huyền Trân, đất Đại Việt được mở tới bắc đèo Hải vân.
Năm 1402, Hồ Hán Thương lấy thêm đất Chiêm Động, Cổ Lũy, đặt ra lộ Thăng Hoa gồm 4 châu: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa. Họ Hồ lệnh cho các gia đình không có ruộng đất ở Thanh Nghệ phải vàoNamkhai phá đất mới.
Năm 1467, vua Chiêm là Trà Toàn ra xâm phạm Hóa Châu bị vua Lê Thánh Tông đánh bại và biên giới đại Việt lại mở rộng tới Đá Bia(Phú Yên) và đặt là phủ Hoài Nhơn.
Các chi họ Mai sau đây đã di cư trong thời gian này:
– Họ Mai Thạnh Hội, Tân Uyên, Bình Dương từ Nghệ An vào Hội An, họ này nhận Thủy tổ là Mai Thúc Loan nhưng chỉ ghi tiếp tên Mai Thúc Huy (706 – 790) và Mai Thúc Lập (760 – 844). Sau khi nhà Đường trấn áp được cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan, chúng tìm cách hãm hại Mai Thúc Lập là con của Mai Thiếu Đế. Vợ Mai Thúc Lập là Lê thị Vàn cùng các con là Mai Thúc Mỹ, Mai Thúc Vinh và hàng ngàn gia đình ứng nghĩa đi vào Quảng Trị năm 850.
Trong thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh, gia đình cháu đời thứ 3 của Mai Bá Tịnh là Mai Thuận Quảng (1532 – 1587), Mai Văn Nghĩa (1585 – 1655), Mai Văn Cảnh (1610 – 1666) từ Quảng Trị đến Hội An sinh sống.
– Chi họ Mai ở Thọ Linh – Quảng Trạch-Quảng Bình gốc Hà Tây có cụ Thủy tổ là Mai Phúc Khánh theo lệnh vua Lê Thánh Tông đưa quân vào dẹp giặc Châu Ô, được phép dừng lại khai hoang lập ấp đến nay đã hơn 550 năm.
– Chi họ Mai ở Đơn Sa – Quảng Trạch – Quảng Bình gốc ở Thanh Hóa có Thủy tổ là Mai Nhược đã cùng dân huyện Hà Trung đi khai Hoang đất mới năm 1478 ở Đơn Sa, đến nay đã hơn 550 năm.
– Chi họ Mai La Huân – Điện Bàn – QuảngNamcó Thủy tổ là Mai Phước Thông từ Nghệ An vào từ thời mới lập Thừa Tuyên – QuảngNamsau khi dẹp xong Chiêm Thành đã lập làng mới La Đăng thuộc Điện Bàn – QuảngNamngày nay.
– Chi họ Mai ở Phương Lang – Hải Lăng – Quảng Trị có Thủy tổ là Mai Kiện từ Nghệ An vào lập nghiệp năm 1496…
Từ đầu thế kỷ XVII – cuối thế kỷ XIX có 2 sự kiện lớn là Trịnh – Nguyễn phân tranh và phong trào Tây Sơn, từ đó có những cuộc di cư lớn vào nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Đầu thế kỷ XVII, chúa Trịnh lộng quyền bức hại vua Lê, bắt đầu thời kỳ vua Lê – chúa Trịnh và họ Trịnh đằng ngoài – họ Nguyễn đằng trong tranh chấp quyền lực và lãnh thổ. Nhân dân Quảng Bình và Hà Tĩnh, Nghệ An – nơi xảy ra chiến trận liên miên bị đói khổ phải vượt biển vào Nam, dạt vào Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phan Thiết, Đồng Nai.
Năm 1655 – 1660 nhà Nguyễn chiếm 7 huyện phía nam sông Lam, bắt 3 vạn quân dân Nghệ Tĩnh vào khai khẩn từ Quảng Nam tới Phú Yên. Trong số đó có họ Hồ ở Quỳnh Lưu – Nghệ An vào An Khê – Bình Định. Hồ Phi Tiễn lấy vợ là Nguyễn Thị Đồng ở Tuy Viễn và đổi sang họ vợ, sinh con là Nguyễn Phi Phúc; Vợ Nguyễn Phi Phúc là Mai Thị Hạnh sinh ra Nguyễn Nhạc năm 1743, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ (Theo sách “Anh em Nhà Tây Sơn” của Quách Giao). Việc vua Tự Đức khi kết tội chống triều đình của Mai Xuân Thưởng có cô ruột là Mai Thị Hạnh cũng khẳng định Mai Thị Hạnh là mẹ sinh ra 3 anh em Tây Sơn. Hiện nay đền thờ vua Quang Trung ở Bình Định có đặt bài vị thờ bà Mai Thị Hạnh. Từ đó Bình Định trở thành cái nôi của phong trào Tây Sơn.
Năm 1620, Việt – Miên hòa hiếu, công chúa Ngọc Vạn làm hoàng hậu nước Miên. Việt Nam nhiều lần giúp Miên chống lại xâm lược Xiêm La. Thời gian này chúa Nguyễn cho các tướng bại trận nhà Minh là Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch và Mạc Cửu cùng binh lính vào tị nạn tại Biên Hòa, Gia Định, Hà Tiên.
Năm 1658 – 1759, Nguyễn Cư Trinh, một nhà yêu nước – văn võ toàn tài, đã cùng Trần Thiện Chính lãnh đạo nhân dân biến vùng sình lầy lau sậy thành vùng đất trù phú. Một sử gia Pháp tên là De Tessan viết “Về nghệ thuật khai hoang, tháo nước, đào kênh, người Việt là bậc thầy, không có sự cực nhọc nào mà họ quản ngại”.
Năm 1698 hợp thức hóa 2 vùng Đồng Nai – Sài Gòn của Thủy Chân Lạp thành phủ Gia Định với 2 huyện Tân Bình và Phước Long là vùng đất Nam Bộ sau này.
Nghĩa quân Tây Sơn thắng lợi ở các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, rồi tấn công Đồng Nai – Gia Định và các tỉnh Tây Nam Bộ, đặc biệt trận Rạch Gầm-Xoài Mút đánh thắng quân Xiêm sang giúp Nguyễn Ánh. Thời kỳ này có những đợt di cư mới: 50% quân số chốt lại sau khi thắng trận, nghĩa quân Tây Sơn đưa gia đình vào vùng đất mới sinh sống, kể cả gia đình quân nhân nhà Nguyễn cũng kéo nhau di cư vào Nam. Sau khi Nguyễn Ánh thắng, nhiều gia đình tham gia phong trào Tây Sơn cũng bỏ làng chạy vào phía nam tị nạn. Thời kỳ này hình thành một số chi họ Mai sau đây:
– Chi họ Mai ở Tân Kim, Cần Giuộc – Long An có cụ tổ Mai Văn Giả, cháu 4 đời của cụ Mai Kiện ở Quảng Trị.
– Chi họ Mai ở Thanh Hội – Biên Hòa nay thuộc Tân Uyên – Bình Dương có các gia đình Mai Văn Hỏa, Mai Văn Thủy và Mai Văn Mộc từ Hội An di cư vào Diên Khánh, Khánh Hòa. Đó là đợt di cư lớn do chúa Nguyễn Phúc Khoát chủ trương chiêu mộ hàng chục vạn dân nghèo ngụ cư và tù nhân vào khai phá vùng đất Khánh Hòa, Đồng Nai, Gia Định…
Khi Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, Mai Văn Thổ chỉ huy một trong năm cánh quân tấn công Thăng Long(?). Tây Sơn thất bại, Mai Văn Thổ cùng con là Mai Văn Kim chạy vào Thạnh Hội, Biên Hòa. Tính từ thời Mai Bá Tịnh, họ Mai này có bề dày lịch sử 550 năm, 19 đời con cháu, thiên cư 4 lần, cuối cùng định cư tại Thạnh Hội – Bình Dương đến nay hơn 200 năm.
– Chi họ Mai ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành, thành phố Đà Nẵng, thủy tổ Mai Đăng Việt từ Nghệ An vào lập nghiệp ở Tân Lưu từ khoảng đầu thế kỷ XVIII, đến nay đã gần 300 năm.
– Chi họ Mai ở Khánh Hòa, có thủy tổ là Mai Thúc Chí làm quan triều Tây Sơn, có 2 con là Mai Xuân Tốn và Mai Xuân Thông, sau khi Tây Sơn thất bại, Mai Xuân Tốn ở lại Bình Định, Mai Xuân Thông chạy vào Nha Trang – Khánh Hòa.
Thời kỳ Pháp xâm chiếm Việt Nam:
Thời kỳ  này, có  nhiều biến động lớn gây bất ổn trong đời sống nhân dân gây nên một đợt di cư về phía nam.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp lập nhiều đồn điền rộng lớn ở miền Đông Nam Bộ; năm 1919 – 1923, Pháp chiêu mộ phu của các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa vào các đồn điền ở miền Nam. Dân các tỉnh Trung Bộ cũng vào Gia Định – Chợ Lớn làm công nhân xây dựng, hỏa xa và các dịch vụ khác. Nhiều họ Mai sinh sống tại Biên Hòa, Sài Gòn, Thủ Dầu Một…
Đất nước ta qua hàng nghìn năm có nhiều biến cố lớn như Bắc thuộc, bị xâm lược, bị chiến tranh, tài liệu mất mát nhiều, các chi họ Mai ta  ai cũng muốn tìm về cội nguồn. Ngày nay dân tộc chúng ta đã tìm được vua Hùng là tổ tiên của dân tộc. Con cháu họ Mai từ Bắc chíNamđón nhận Thượng thủy tổ Mai An Tiêm (con rể vua Hùng) là thủy tổ họ Mai là hợp với đạo lý dân tộc, đó thật là may mắn và hạnh phúc.
Theo yêu cầu của việc thờ cúng, ai cũng muốn biết cụ tổ trực hệ của chi họ mình. Việc này đối với các chi họ ở phíaNamvô cùng khó khăn vì những người di cư toàn là người lao động trẻ, ra đi không có điều kiện mang theo gia phả cũng như quá trình chiến đấu để sinh sống cũng khó có điều kiện ghi chép được gia phả. Họa hoằn có mang theo được một ít tư liệu thì nay cũng không còn giữ được, vì vậy phần lớn là các tiểu chi, không có phả họ. Một số biết được quê gốc của mình ở Nghệ An, Hà Tĩnh cùng quê với Mai Thúc Loan thì tin rằng tiên tổ của mình là Mai Thúc Loan, nhưng vẫn không có cơ sở chắc chắn. Theo chúng ta biết được thì chỉ có vài ba chi họ có gốc từ phía Bắc như chi họ Mai ở Thọ Linh từ Sơn Tây, chi họ Mai ở Nông Sơn từ Hải Dương… Như vậy cuộc đi tìm nguồn gốc của các chi họ Mai ở phía Nam là rất khó khăn, ai cũng mong muốn làm tròn đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác của bạn đọc.
(Theo thiếu tướng Mai Xuân Tần)

5. Phân bổ họ Mai trên toàn quốc và phả đồ quy ước
Qua việc khảo sát sơ bộ qua số điện thoại cố định trên toàn quốc chúng tôi thấy rằng họ Mai tập trung nhiều tại các tỉnhThanh Hóa,NamĐịnh, từ đó bằng học hành thành đạt mới tập trung về các thành phố lớn như Thành phố HCM và Hà Nội. Số máy đứng tên nữ họ Mai so với nam là đáng kể, có nhiều nơi vượt cả nam.