MỘT DÒNG
HỌ HIẾU HỌC
Mai Xuân Chức
Làng Khả Lãm xưa kia, nay là
thôn Cao Lãm, xã Cao Thành, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội, chỉ trong thời
gian khoảng hơn hai trăm năm dưới thời
Lê Trung Hưng, với số dân chỉ vài trăm người, mà làng đã có tới 99 vị học hành
đỗ đạt cao và làm quan;
trong đó số vị người họ Mai là 33, chiếm tỷ lệ 33,3% của cả làng, trong đó có 2 tiến sĩ là Mai Danh Tông và Mai Trọng Tương. 15 trên 37 vị đỗ Trung khoa, chiếm trên 40%; đóng góp phần đáng kể làm nên kỳ tích: làng khoa bảng. Hầu hết các vị đều giữ những trọng trách của Chính quyền đương thời như thấp thì có Hương lý, lý hào, chánh hội, rồi cấp trung có Huấn đạo, Tổng giáo, Tham nghị, Tự thừa... đến Thượng thư của triều đình. Nhiều nhất vẫn là chức Tri huyện, Tri phủ. Những con số trên đã chững minh một điều: họ Mai ở thôn Cao Lãm từ xa xưa đã là một dòng họ hiếu học, tham gia việc công - quả là không sai.
trong đó số vị người họ Mai là 33, chiếm tỷ lệ 33,3% của cả làng, trong đó có 2 tiến sĩ là Mai Danh Tông và Mai Trọng Tương. 15 trên 37 vị đỗ Trung khoa, chiếm trên 40%; đóng góp phần đáng kể làm nên kỳ tích: làng khoa bảng. Hầu hết các vị đều giữ những trọng trách của Chính quyền đương thời như thấp thì có Hương lý, lý hào, chánh hội, rồi cấp trung có Huấn đạo, Tổng giáo, Tham nghị, Tự thừa... đến Thượng thư của triều đình. Nhiều nhất vẫn là chức Tri huyện, Tri phủ. Những con số trên đã chững minh một điều: họ Mai ở thôn Cao Lãm từ xa xưa đã là một dòng họ hiếu học, tham gia việc công - quả là không sai.
Ngày xưa, như nhiều gia đình ở
làng Khả Lãm: con trai thì học hành, thi cử; phụ nữ thì chăm chỉ chăm tằm dệt
lụa, kim chỉ vá may...Các đức lang quân không thể có điều kiện học hành khi
không có một hậu phương vững chắc. Phụ nữ họ Mai không nằm ngoài truyền thống tốt
đẹp ấy. Những người phụ nữ, còng lưng bên nong tằm, né kén, bên khung cứi hay
gồng thuê, gánh mướn, cơm bẹ cháo măng nuôi chồng con theo nghiệp “lều chõng”,
chẳng những ở trong làng mà khi xuất giá làm dâu thiên hạ cũng đều là những
người mẹ, người vợ đảm đang, nết na, góp phần làm rạng danh nhà chồng. Tiêu
biểu là Cụ bà Mai Thị Biểu đã có công nuôi dạy con trai là Cống Cử Nguyễn Duy
Tuấn – người được coi là khai khoa của làng - rồi lại nuôi dạy tiếp cháu nội đỗ
Hoàng giáp là tiến sĩ Nguyễn Duy Đôn.
Tiếp đến là Cụ Mai Thị Tân, lấy ông đồ nghèo họ Dương ở làng Vân Đình.
Chồng mất, cụ tần tảo dạy con rèn cháu. Con trai của Cụ là Dương Danh Ứng đã đỗ
Hương cống. Cháu nội thứ nhất là Dương Khuê, đỗ tiến sĩ khoa Mậu Thìn 1868, làm
đến Thương thư bộ binh. Cháu nội thứ hai là Dương Lâm thi đỗ Giải nguyên, làm
tới Thượng thư bộ công, hàm Thái tử Thái bảo. Chút nội là Dương Thiệu Tường, đỗ
tiến sĩ năm 1919...
“Khoa danh kế thế - Thi lễ truyền gia”, các thế hệ người họ Mai Cao Lãm
lại tiếp bước ông cha.... Giặc đến nhà thì cầm súng đuổi giặc, hết chiến tranh
lại tranh thủ đi học. Nhiều người đỗ cử nhân trong và sau thời kỳ chiến tranh;
nhiều người trưởng thành, làm chuyên viên, giám đốc, hoặc giữ quân hàm đại tá
trong LLVT như Mai Tuấn Uyên, Mai Danh Canh, Mai Kim Hùng, Mai Xuân Hằng, Mai
Xuân Chức, Mai Tuấn Trung, Mai Kim Hưng, Mai Danh Điểm..v.v... Thế hệ tiếp
nối có tiến sĩ Mai Hữu Đạt, thạc sĩ Mai Bá Bắc, thượng tá Mai Tiến Dũng và hàng
chục cử nhân khác - không thể kể hết tên các vị - đang ngày đêm trên khắp mọi
miền Tổ Quốc, góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam thân yêu.
Các cháu người họ Mai ngày nay lại đang dùi mài “kinh sử” trong các nhà
trường, đặng viết tiếp trang sử học hành của dòng họ.
Họ Mai có gốc ở thôn Cao Lãm ra
đi từ các đời trước, dến nay nhiều chi định cư ở các nơi trở thành họ Mai ở địa
phương đó có đến gần con số 10, với số hộ bảy tám trăm, số đinh trên hai ngàn; người
đỗ cử nhân cũng đến hàng trăm, đã và đang có những đóng góp quan trọng trong
việc học hành, xây dựng, phát triển tại địa phương.
Xin
cảm ơn Người - Tiền nhân thuở trước
Cây
đời nay con tiếp bước vun trồng
Dòng
sữa Mẹ ươm mầm xanh mới
Nguyện
chung lòng, chẳng thẹn với cha ông.
MAI XUÂN
CHỨC
3 - 2012